Cứu doanh nghiệp là cứu được ngân hàng, người lao động
Trước giờ diễn ra Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2020 sáng nay (9.5), nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đã đề xuất các giải pháp cụ thể cho một chương trình hành động mới.
Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Canon Việt Nam, Đông Anh, Hà Nội - Ảnh: Phạm Hùng
Sự kiện trên được xem là “Hội nghị Diên Hồng” nhằm khôi phục lại nền kinh tế sau dịch Covid-19 sẽ chính thức diễn ra.
Doanh Nghiệp, hộ kinh doanh cá thể là ưu tiên hàng đầu
Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn chí mạng vào nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế VN nói riêng. Tại VN, đối tượng đang chịu tác động trực tiếp từ hệ lụy của dịch bệnh chính là các doanh nghiệp (DN). Chỉ trong 3 tháng đầu năm, cả nước có tới gần 35.000 DN rút lui khỏi thị trường. Đây là con số kỷ lục từ trước đến nay và cũng là lần đầu tiên sau hàng thập niên, số lượng DN rút lui khỏi thị trường lớn hơn số đăng ký thành lập mới. Từ vận tải, du lịch cho tới sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiểu thương, hộ gia đình... đang bị khó khăn bủa vây. Trong đó, rất nhiều DN đối mặt với bờ vực phá sản.
Đối với những chi phí DN phải đóng thay, đóng cùng người lao động thì nhà nước đã có chính sách giãn, giảm, hoãn, miễn... Tuy nhiên, cần lưu ý mục tiêu quan trọng nhất là gắn chính sách hỗ trợ với duy trì việc làm. Đơn cử, nhà trước sẽ hỗ trợ DN để trả tiền lương cho người lao động nếu DN không sa thải lao động. Làm như thế vừa giữ được lao động, giữ lượng thu nhập nhất định cho họ và nhờ đó quay ngược trở lại kích cầu. Nếu chỉ trợ cấp cho DN, nhưng DN lại sa thải lao động thì DN được hưởng chỉ dùng để trang trải các chi phí, người lao động mất việc sẽ tạo ra gánh nặng rất lớn cho xã hội. - TS Vũ Thành Tự Anh
TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, đánh giá 3 tháng vừa qua là giai đoạn cực kỳ khó khăn của kinh tế VN. GDP quý 1 chỉ tăng trưởng 3,82%. Sang tới tháng 4, các hoạt động cơ bản như du lịch, công nghiệp chế tạo chế biến, vận tải bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Sau tháng 1 và tháng 2 vẫn còn ổn, bước ngoặt thật sự ảnh hưởng đến nền kinh tế VN bắt đầu từ tháng 3 và suy giảm đặc biệt nghiêm trọng từ tháng 4. Hiện nay, các đối tác lớn, thị trường xuất khẩu chính của VN như Mỹ, EU, Nhật Bản... đều trục trặc. Các nước như châu Âu, Mỹ bắt đầu phong tỏa từ tháng 3, EU đóng cửa biên giới 2 tháng.
.jpg)
Ông Nguyễn Đình Trung (Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh)
Như vậy, kinh tế của VN sẽ thực sự thấm đòn từ quý 2 và dự kiến kết quả kinh tế trong quý này sẽ còn suy giảm mạnh hơn so với quý 1. Trước tình hình này, nếu dịch bệnh kéo dài 6 tháng thì sẽ có một lượng rất lớn DN phải tạm nghỉ, đóng cửa, thậm chí phá sản.
“Nếu dịch bệnh diễn biến xấu, nền kinh tế phải “nín thở” trở lại do cách ly xã hội thì mặc dù mục tiêu bảo vệ sinh mạng cho người dân có thể đạt được, nhưng sẽ mất sinh kế. Vì thế, cần thiết dần mở lại các hoạt động kinh tế, hướng tới trạng thái bình thường mới”, ông nói và cho rằng để phục hồi nền kinh tế, bước đầu tiên là phải vực dậy khu vực DN và các hộ kinh doanh cá thể. VN hiện có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, vốn chưa thực sự là đối tượng ưu tiên của các chính sách giải cứu, đồng thời rất khó tiếp cận, nhưng chính họ lại là lực lượng tạo ra rất nhiều công ăn việc làm và là bệ đỡ an sinh xã hội.
“DN là cầu nối giữa ngân hàng, người lao động và khu vực tiêu dùng. Đồng thời, DN tạo ra các hoạt động kinh tế và việc làm. Vì vậy, cứu được DN thì đồng thời một lúc cứu được ngân hàng và cứu được lao động. Hỗ trợ được 1 người lao động tức là hỗ trợ được cả gia đình họ gồm 3 - 4 người khác. Như vậy, hỗ trợ được 100.000 DN tức là hỗ trợ được 300.000 - 400.000 người khác. Cố gắng tiếp cận được 300.000 - 400.000 người rất khó trong khi chỉ cần hỗ trợ thông qua 1 kênh là DN. Tương tự, nếu hỗ trợ 5 triệu hộ kinh doanh cá thể tức là chúng ta đã hỗ trợ được khoảng 20 triệu người. Thực tế, đối tượng này phải là đối tượng nên được ưu tiên vực dậy vào lúc này”, TS Vũ Thành Tự Anh nêu quan điểm.
Cần hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn - Ảnh: Thái Nguyễn
Hoãn, giãn nợ quá ngắn, chưa kịp hồi phục
TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nhận định cho đến nay, các giải pháp mà Chính phủ đang áp dụng như hỗ trợ các gói tài chính, chính sách thuế, bảo hiểm, gỡ thủ tục hành chính, thủ tục hải quan để đẩy nhanh xuất khẩu, tài trợ cho những người mất việc làm, lao động phổ thông tạm thời mất việc làm... về cơ bản đã có tác dụng.
.jpg)
Ông Nguyễn Quốc Kỳ (Tổng giám đốc Công ty du lịch Vietravel)
Đình Sơn - Mai Phương - Hà Mai (thực hiện)
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của các DN hiện nay là họ cần vốn để tiếp tục “sống” và tái đầu tư, tái cơ cấu. Trong khi đó, gói hỗ trợ về tín dụng vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, việc không chuyển nhóm nợ, hỗ trợ DN khoanh nợ, giãn nợ là rất cần thiết nhưng cần xem xét kỹ hơn tính chất của từng ngành nghề, DN. Đơn cử, các DN lĩnh vực công nghiệp sản xuất nhỏ, thủ công có thể phục hồi ngay lập tức trong vòng vài ba tháng, du lịch nội địa cũng có thể phục hồi được trong vòng vài tháng, nhưng DN xuất khẩu hay DN lữ hành quốc tế có khi phải mất 6 tháng đến 1 năm để hoạt động trở lại bình thường. Như vậy, nếu chỉ cho phép giãn nợ, hoãn nợ trong thời gian 3 - 6 tháng thì không thể kịp cho DN hồi sức được.
Bên cạnh đó, ông Nghĩa cũng cho rằng các điều kiện để cho vay mới vẫn áp dụng theo quy định hiện hành như yêu cầu DN phải có dòng tiền dương, vào thời điểm này không phù hợp.
“DN phải trả tiền điện, nước, trả chi phí duy trì bộ máy nhân sự, duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị để sẵn sàng trở lại sau dịch nhưng lại không có doanh thu thì làm gì có dòng tiền dương được. Cần có quy định đặc biệt, ngân hàng có thể căn cứ uy tín tín dụng của DN trong quá khứ và phương án kinh doanh triển khai sau dịch để quyết định cho vay, không cần tài sản thế chấp hay chứng minh dòng tiền. Đây là cho vay để DN cầm cự, sống được cho đến ngày phục hồi chứ không phải cho vay để đầu tư sản xuất mới”, ông Nghĩa đề xuất.
Chính sách tài khóa hiệu quả nhất
Đồng tình, TS Vũ Thành Tự Anh phân tích về cơ bản, để hồi phục kinh tế có 3 kênh tác động. Kênh hỗ trợ thứ nhất thông qua hệ thống ngân hàng. Về mặt lý thuyết, tác động qua kênh ngân hàng là nhanh nhất. Chỉ cần ngân hàng cho vay, đảo nợ, giãn nợ, hạ lãi suất... là sẽ tác động ngay tới DN.

Ông Nguyễn Quốc Anh (Giám đốc Công ty TNHH cao su Đức Minh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP.HCM)
Tuy nhiên, thực tế thì đa số DN nhỏ và vừa chưa từng tiếp cận vay vốn ngân hàng. Đối với số lượng nhỏ DN còn lại, đã từng tiếp cận với ngân hàng từ trước thì hồ sơ, phương án kinh doanh, tài sản thế chấp, chứng minh dòng tiền... ngay trong điều kiện bình thường đã khó, trong mùa dịch bệnh còn khó khăn hơn. Tỷ lệ tiếp cận được thông qua hệ thống ngân hàng là không cao, thậm chí đối với một số DN là không thể. Do đó, trên thực tế, cách hỗ trợ qua ngân hàng chưa thực sự hiệu quả.
Kênh hỗ trợ thứ hai là tác động qua người lao động và người tiêu dùng như cách Chính phủ đã làm, hỗ trợ trực tiếp 1 triệu đồng/người. Phương án này hiệu quả do tạo ra nhu cầu vì người dân sẽ mua sắm, ăn uống, tạo ra lượng cầu nhất định trong nền kinh tế. Vấn đề là quy mô gói hỗ trợ không thể cao được, vì cả nước chỉ có 62.000 tỉ đồng, chiếm chưa tới 1% GDP của VN.
Kênh thứ ba, cũng là kênh hỗ trợ tác động có phổ rộng nhất, hiệu quả nhất là hỗ trợ DN và 5 triệu hộ kinh doanh cá thể thông qua chính sách tài khóa. Vấn đề của các DN là các nghĩa vụ tài chính của họ vẫn tồn tại nhưng doanh thu không có nên bị mất đối xứng dòng tiền. Nếu chính sách hỗ trợ giúp trì hoãn việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như thuế, bảo hiểm xã hội... thì sẽ giúp giảm bớt chi phí và căng thẳng về dòng tiền.
Theo thanhnien.vn
TIN MỚI NHẤT
Hung Thinh Corp tổ chức ''Vui hội trăng rằm'' cho các em thiếu nhi
“Tết Trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường…” - câu hát thân thương ấy đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của mỗi người từ bao đời nay. Để mỗi năm vào Rằm tháng 8 Âm...
Hung Thinh Land tổng kết chặng đua Quý II/2016 – Thách thức bản lĩnh anh tài
Quý II/2016 đã trôi qua với kết quả kinh doanh đầy nỗ lực của đại gia đình Hung Thinh Land, ngày 29/7/2016 vừa qua tại Trung tâm hội nghị Capella Park View, gần 1.000 anh tài cùng Ban lãnh đạo Hung Thinh Land...
Hung Thinh Corp và Chương Dương Corp hợp tác đầu tư dự án
Ngày 20/7/2016, Hung Thinh Corp và Chương Dương Corp đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng hợp tác dự án căn hộ tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Với sự hợp tác này, Hung Thinh Corp sẽ trở thành...
Hung Thinh Corp vinh dự đạt giải thưởng “Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam 2016”
Sáng ngày 16/7/2016 vừa qua, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ – Nhà Hát Ca Múa Nhạc Việt Nam (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra Lễ tôn vinh và trao giải “Nhãn hiệu nổi tiếng – Nhãn...
Hung Thinh Corp trao tặng 500 triệu đồng đến Quỹ Khuyến học, Khuyến tài tỉnh Khánh Hòa
Tiếp tục những nỗ lực phát triển các hoạt động giáo dục, nghệ thuật và thể thao tại Khánh Hòa, sáng ngày 11/7/2016, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Hung Thinh Corp)...
Cư dân chung cư muốn bán chỗ để xe phải làm sao?
Việc quản lý chung cư chủ yếu để bảo vệ thương hiệu và chất lượng của chung cư, cũng là để bảo vệ thương hiệu của chủ đầu tư, chứ không tính chuyện lời lỗ.
Hung Thinh Corp trao tặng 530 triệu đồng chia sẻ nỗi đau cùng gia đình các chiến sĩ gặp nạn trên máy bay Su-30MK2 và CASA-212
Gần nửa tháng qua, người dân cả nước đã luôn đau đáu và dành rất nhiều tình cảm, sự quan tâm đến việc tìm kiếm các chiến sĩ gặp nạn trên máy bay Su-30MK2 và CASA-212. Là doanh nghiệp luôn dõi theo...
Anh tài Hung Thinh Land tỏa sáng tại Lễ tổng kết hoạt động kinh doanh quý I/2016
Hung Thinh Land đã bắt đầu một năm 2016 đầy hứng khởi với kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm vô cùng ấn tượng. Để cùng nhìn lại những hoạt động của hệ thống sàn và vinh danh các anh tài, tập...
Hung Thinh Corp trao tặng 1,28 tỷ đồng cho gia đình thân nhân 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma 1988
Với tấm lòng luôn hướng về cộng đồng và đặc biệt là những người anh hùng đã hy sinh bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc, chiều ngày 14/3/2016, Ông Nguyễn Đình Trung – Chủ tịch Hội đồng quản...
''Méo mặt'' vì ham nhà phố xây sẵn giá rẻ
Chất lượng căn nhà không đảm bảo, xuống cấp nhanh chóng, muốn bán nhà cũng không xong vì vướng mắc pháp lý…